EN

Tìm kiếm thông tin

Tìm theo chuyên mục
Tìm theo ngày

Sáng 03/03/2017, tại khách sạn Victory-TP.HCM đã diễn ra buổi hội thảo về “Công nghệ nhiệt điện và môi trường”.

Sáng 03/03/2017, tại khách sạn Victory-TP.HCM đã diễn ra buổi hội thảo về “Công nghiệp nhiệt điện và môi trường”.
Nguồn điện của Việt Nam hiện nay rất đa dạng như: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện gió, điện mặt trời… Nguồn thủy điện đã khai thác gần hết, chỉ còn một số dự án mở rộng và các công trình thủy điện vừa và nhỏ có công suất dưới 30 MW. Từ nay đến năm 2030, Việt Nam chưa có điện hạt nhân, nên phải xây dựng một số nhà máy nhiệt điện than để nâng công suất nguồn, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

 

báo chí phỏng ấn ông Phương Hoàng Kim - 
báo chí phỏng ấn ông Phương Hoàng Kim -Phó tổng cục trưởng – Tổng cục năng lượng – Bộ Công Thương

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, từ nay đến năm 2025 xu hướng phát triển phụ tải điện ở phía Nam sẽ rất “nóng”. Nhưng ở khu vực này chỉ có cụm Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Cà Mau (công suất khoảng 10.000 MW), mới đưa Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 01, Duyên Hải 03, Vĩnh Tân 02 vào vận hành. Thời gian qua, việc bù đắp nguồn điện này được thực hiện bằng cách truyền tải điện công suất cao qua các đường dây 500 KV từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam.


GS-TS.Trương Duy Nghĩa-Chủ tịch Hiệp hội KHKT Nhiệt VN trả lời câu hỏi của báo chí

GS-TS.Trương Duy Nghĩa-Chủ tịch Hiệp hội KHKT Nhiệt VN, với phần trình bày về tiến bộ của công nghệ nhiệt điện than khá rõ ràng, đã chỉ ra tính ưu việt và nhược điểm để lại của nhiệt điện than, cho thấy phát triển nhiệt điện than là cần thiết để đảm bảo đủ điện cho miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nhưng trong quá trình xây dựng và hoạt động, các nhà máy này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Giáo sư đã chỉ dẫn khá rõ ràng: thủy điện, giá thành sản xuất rẻ, sạch, là dạng năng lượng tái tạo, vốn đầu tư chấp nhận được, thời gian xây dựng không lâu. Nhưng, VN cũng như các nước đã khai thác triệt để, khai thác tốn nhiều diện tích làm hồ. Nhiệt điện than cho giá thành thấp, khoảng 7 cent USD/kwh, huy động công sức lớn, không lệ thuộc vào điạ điểm, thời gian xây dựng khoảng 03 năm…Với nhiệt điện than, chúng ta dùng đến 60% giá thành nhiên liệu, nguồn phác thải lớn ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn và khí. Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém, chiếm nhiều diện tích làm địa điểm xây dựng nhà máy điện, bãi chứa tro xỉ, nhu cầu sử dụng nước làm mát rất lớn, khoảng 80m3/sec cho 01 nhà máy điện có công suất 1.200 MW. Tuy nhiên, than là nhiên liệu có trữ lượng lớn nhất trong các loại nhiên liệu hữu cơ, đủ dùng cho nhân loại dùng khoảng 300 năm, giá thành lại rẻ.
Tại hội thảo, EVN cho biết: nhà máy đốt than ở miền Bắc như: Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí, Hải Phòng, Nghi Sơn 01 đã có đối tác tiêu thụ hết tro xỉ. Còn ở nhà máy nhiệt điện Mông Dương 01, trong tro xỉ của nhà máy lẫn nhiều đá vôi, do thải xỉ bằng nước mặn nên khó xử lý để sử dụng lại. Hiện nay, Mông Dương 01 còn tro bay không sử dụng được, tro xỉ đáy lò thì lượng thu mua không lớn nên phải lưu bãi nhưng theo quy định tro xỉ chỉ được phép lưu bãi 02, đây là bài toán khó cho các nhà máy nhiệt điện “than”. Ở nhà máy Duyên Hải 01 ở tỉnh Trà Vinh đã có hệ thống giám sát khí thải tự động CEMS, hệ thống xử lý nước làm mát lưu huỳnh và thu váng bọt sau bể sục khí. Nhà máy Duyên Hải 01 đã ký được hợp đồng mua bán tro xỉ với Cty Hoàng Quý, Cty Việt Long, Cty Hoàng Sơn, Cty Nguyễn Trình,  với số lượng 1.260.000 tấn/năm để sử dụng làm gạch không nung thi công các đê trong bãi xỉ và nâng đường nội bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho phát triển kinh tế, quá trình vận hành nhà máy nhiệt điện than cũng tác động nhất định tới môi trường sinh thái. Chính vì vậy, khi phát triển nhiệt điện than, các chủ đầu tư luôn phải quan tâm và thực hiện nghiêm các giải pháp bảo vệ môi trường.
Xây dựng nhà máy nhiệt điện than, các chủ đầu tư phải khắc phục tối đa các khí thải độc hại như: NOx, SOx và lắp đặt lọc bụi tĩnh điện để tạp chất không đào thải ra môi trường, xây dựng được các cảng cấp than, băng chuyền than phải hợp lý để tránh rơi vãi than, xử lý các chất thải tro, xỉ.

Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đã sử dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, trong lò đã khử được chất độc như: COx, SOx, NOx. Trên ống khói nhà máy được lắp thêm thiết bị lọc bụi tĩnh điện, giảm được lượng bụi bẩn thoát ra môi trường.

 

Theo - Báo Doanh nghiệp và hội nhập