EN

Tìm kiếm thông tin

Tìm theo chuyên mục
Tìm theo ngày

Trong những năm gần đây, xuất phát từ đây và nhu cầu hợp tác của hai bên, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2016. Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữ hai Chính phủ, trong thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác mua bán điện với Công ty Điện lực Lào (EDL) và Tổng công ty Phát điện lào (EDL-Gen) theo chủ trương hợp tác phát triển năng lượng giữa hai quốc gia.

Trong những năm gần đây, xuất phát từ đây và nhu cầu hợp tác của hai bên, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2016. Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữ hai Chính phủ, trong thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác mua bán điện với Công ty Điện lực Lào (EDL) và Tổng công ty Phát điện lào (EDL-Gen) theo chủ trương hợp tác phát triển năng lượng giữa hai quốc gia.

Hiện nay, EVN đang bán điện qua các cấp điện áp 220kV-22kV-35kV qua 9 địa điểm khu vực gần biên giới giữa hai nước với sản lượng điện thương mại khoảng 50 triệu kWh/ năm. Việc phối hợp, vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lưới điện được hai bên thực hiện tốt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các địa phương của Lào khi lưới điện quốc gia của bạn chưa mở rộng tới. Hoạt động cấp điện cho bạn đồng thời cũng góp phần thắt chặt, củng cố mối tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.

Trong lĩnh vực năng lượng, Chính phủ hai nước Việt Nam – Lào nhận định còn nhiều dư địa để phát triển quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực điện. Với quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhu cầu sử dụng điện cao, đặc biệt, với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang nỗ lực để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Tới thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào. EVN đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án. Nguồn điện từ thủy điện của Lào là nguồn ổn định, không phụ thuộc thời tiết, khí hậu nên không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 mà còn có thể sử dụng như điện "nền", giúp Việt Nam khắc phục biến thiên công suất của một số nguồn năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy chuyển đổi xanh nhanh và mạnh hơn nữa tại Việt Nam.

Để tăng cường hợp tác cung ứng điện trong thời gian tới, trong tháng 4/2022 vừa qua, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng Lượng và Mỏ Lào đã hội đàm và nhất trí triển khai một số biện pháp: (i) phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện giữa hai nước; (ii) nghiên cứu tính toán nhu cầu, các giải pháp kỹ thuật và thương mại trong liên kết lưới điện để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; và (iii) nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước xem xét tăng lượng điện cung ứng phù hợp với nhu cầu và năng lực của hai bên. Các khía cạnh môi trường cũng cần được quan tâm thấu đáo trong quá trình hợp tác cung ứng điện.

Thông qua các buổi làm việc trực tiếp và trực tuyến, ban lãnh đạo của EVN và EDL luôn tin tưởng rằng, mối quan hệ lâu năm giữa EVN và EDL sẽ ngày càng bền chặt, phát triển hơn nữa trong thời gian tới, thực hiện có hiệu quả chủ trương chung của lãnh đạo Việt Nam và Lào về hợp tác phát triển năng lượng giữa hai quốc gia, cùng phấn đấu đạt được những kết quả tích cực trong năm 2022, hướng tới chào mừng kỷ niệm 60 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (5/9/1962 – 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào ( 18/7/1977 – 18/7/2022).

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ban Truyền thông - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình - Hà Nội;

Email: bantt@evn.com.vn; Điện thoại: 024.66946405/66946413;           

Website: www.evn.com.vnwww.tietkiemnangluong.vn

Fanpage: www.facebook.com/evndienlucvietnam

Youtube: https://www.youtube.com/c/ĐIỆNLỰCVIỆTNAM_EVNnews

Kênh Tiktok: https://www.tiktok.com/@dienlucvn

Xem file Tại đây.

 

Tin cùng chuyên mục

Lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 16/3/2025 tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý dự án Điện 1 tổ chức Lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Tình hình hoạt động tháng 02 năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 3 năm 2025

Trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt, EVN đã hoàn thành tốt việc xả nước và bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm và bơm nội đồng hoạt động phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025 cho các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Lễ triển khai thi công công trình đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Phú Thọ

Ngày 05/3/2025 tại Phú Thọ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý dự án Điện 1 tổ chức Lễ triển khai thi công công trình đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Phú Thọ.

Tình hình hoạt động tháng 10 năm 2024; mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024

Trong tháng 10 năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Đặc biệt, các đơn vị thuộc EVN tại miền Trung đã chủ động khẩn trương ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (Trà Mi).

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024

Ngày 10/10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo đó giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,90 đ/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.