EN

Tìm kiếm thông tin

Tìm theo chuyên mục
Tìm theo ngày

Trong xã hội tri thức (Knowledge- based society) hiện nay, muốn các Công ty (hay tổ chức) phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy biến động thì chúng ta cần phải xây dựng các Công ty trở thành cơ quan học tập (Learning organization) nằm trong một xã hội học tập (Learning society). 

Trong xã hội tri thức (Knowledge- based society) hiện nay, muốn các Công ty (hay tổ chức) phát triển và đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy biến động thì chúng ta cần phải xây dựng các Công ty trở thành cơ quan học tập (Learning organization) nằm trong một xã hội học tập (Learning society). Điều này đòi hỏi mọi người lao động trong Công ty phải biết học tập suốt đời (Lifelong learning). Học tập suốt đời bao gồm  tất cả các hoạt động học tập được diễn ra một cách liên tục và kế thừa vời mục đích nâng cao kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và năng lực (Competence) của mọi người lao động tronghuộc công ty.
Bài viết này xin giới thiệu một số khái niệm, đặc điểm có liên quan đến cơ quan học tập và các mục tiêu đặt
ra để Công ty Nhiệt điện Thủ Đức (Viết tắt là Công ty) trở thành một cơ quan học tập trong tương lai.

 

 

                          Công ty Nhiệt điện Thủ Đức đã cử đoàn tham dự lớp tập huấn cán bộ công đoàn 

                               do Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức

I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA HỌC TẬP
1. Xã hội học tập (Learning society)
Theo Dearing Report (1997) thì xã hội học tập là một xã hội mà trong đó mọi công dân đều tự nhận thấy có nhu cầu được tiếp tục học tập trong suốt đời sống làm việc của họ.  Xã hội học tập thường đi liền với khái niệm cơ hội học tập, theo đó mọi thành phần của xã hội học tập cần được tiếp cận cơ hội học tập suốt cuộc đời. Người có nhu cầu học tập có cơ hội học tập trong không gian và thời gian phù hợp nhất với điều kiện sống và học tập của họ.
2. Cơ quan học tập (Learning organization) 
Theo Peter Senge (MIT) thì cơ quan học tập là một tập thể liên tục tăng cường kiến thức và khả năng để sáng tạo ra những gì họ muốn sáng tạo.  Muốn vậy thì các cơ quan phải thay đổi cấu trúc quản lý và tổ chức đào tạo nhằm thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa. Trong cơ quan học tập mọi người phải liên tục mở rộng khả năng để sáng tạo ra những gì mà họ thật sự muốn, nơi mà các suy nghĩ và ý tưởng mới được nuôi dưỡng, nơi mà các mong muốn của tập thể được tự do phát triển và nơi mà mọi người liên tục học hỏi và học cách học tập chung với nhau.

Theo Pedler, Burgoyne và Boydell thì cho rằng:“Một cơ quan học tập là một tổ chức mà nó làm thông hoạt

việc học tập của tất cả các thành viên và tự nó luôn chuyển hóa liên tục”. Còn theo Institute of Training and

Development thì cơ quan học tập là nơi:

  • Tầm quan trọng của việc học tập cá nhân đối với việc phát triển hợp tác được thừa nhận.
  • Học tập đồng đội được khuyến khích thông qua sự tương tác và phản hồi.
  • Sự thực nghiệm được khuyến khích và do đó sự thất bại được chấp nhận.
  • Có một nỗ lực chuyển giao trách nhiệm trong một môi trường hỗ trợ theo cách cho phép các cá nhân phát triển và trưởng thành.
3. Học tập suốt đời (Lifelong learning)
Học tập suốt đời bao gồm các kỹ năng có liên quan đến nghề nghiệp, các khả năng, sớ thích kiến thức và cả sự hiểu biết trong cuộc sống. Nó gồm tất cả các hình thức học tập như nâng cao tay nghề nơi làm việc, tập huấn kỹ năng thuyết trình….và cả những hình thức tự học tập theo sở thích và nhu cầu cá nhân. 
Học tập suốt đời tạo cơ hội thứ hai cho mọi người để cập nhật kỹ năng cần thiết, giúp người học tiếp tục ở các trình độ cao hơn. Nó giúp mọi người hướng tới một văn hóa học tập để xây dựng một xã hội biết hợp lực, cá nhân có tinh thần độc lập cao, thúc đẩy xã hội sáng tạo và đổi mới. Học tập là bao gồm từ hiểu biết nền tảng (understanding) đến trí tuệ thông thái (scholarship). Ngoài ra học tập suốt đời còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tự phát huy vai trò cá nhân (self-realization).
II. CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC VỚI MỤC TIÊU TRỞ THÀNH CƠ QUAN HỌC TẬP
1. Quan điểm về Văn hóa học tập trong Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Nhiệt điện Thủ Đức:
Trong Văn hóa doanh nghiệp của Công ty ở phần “Chuẩn mực đạo đức” có nêu rõ: “Công ty Nhiệt điện Thủ Đức luôn coi con người là nguồn lực quyết định, tạo nên sự thành công và uy tín của Công ty; Công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, trân trọng và lắng nghe ý kiến cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành viên phát huy hết năng lực của mình. Mọi thành viên của Công ty không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, sẵn sàng chấp nhận những thách thức mới, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Theo Pearn Kandola thì để xây dựng thành công một cơ quan học tập thì Công ty Nhiệt điện Thủ Đức cần phải thực hiện các vấn đề sau: 
1. Kiểm tra khái niệm ở mức độ quản lý cấp cao.
2. Phân tích tình trạng học tập trong Công ty.
3. Thiết lập một kế hoạch thực hiện.
4. Kiểm tra vai trò của việc đào tạo và những người làm công tác đào tạo.
5. Xắp xếp các nhà quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo.
6. Hỗ trợ việc đào tạo.
7. Nâng cao các kỹ năng học tập của tất cả người lao động trong Công ty.
8. Phát triển việc học tập đồng đội và theo nhóm.
9. Khuyến khích việc học tập mở.
10. Phân tích các nghề theo các hạng mục của các nhu cầu học tập.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là lãnh đạo Công ty phải biết thiết kế việc tổ chức đào tạo sao cho từng cá nhân và cả Công ty nhận thức được vai trò của việc học  tập là để:
  • Học để tồn tại (Survival learning)
  • Học để thích ứng (Adaptive learning)
  • Học để phát triển (Generative learning)

Ngoài ra, chỉ khi người lao động cảm thấy việc tự nâng cao học vấn vừa có lợi ích về mặt kinh tế vừa có lợi ích về mặt trí tuệ và những chứng chỉ bổ sung trong quá trình đào tạo bổ sung của họ sẽ mang lại những thay đổi về lương bổng, chức vụ, triển vọng nghề nghiệp thì họ mới tích cực học tập…. nên Công ty cần phải xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp sao cho việc tự nâng cao nhu cầu chuyên môn của mọi người lao động trở thành một nhu cầu hữu ích.

 Công ty Nhiệt điện Thủ Đức đã tham dự chương trình đào tạo đấu thầu qua mạng 
do EVN tổ chức thông qua cầu truyền hình cho các đơn vị trong EVN
Tóm lại với mục tiêu xây dựng một Văn hóa học tập trong Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Nhiệt điện Thủ Đức là rất quan trọng. Việc cải thiện năng suất làm việc, phát triển kỹ năng cho người lao động và các định hướng hoạt động kinh doanh, đều nằm trong cách xây dựng Văn hóa học tập suốt đời tại Công ty.
Muốn có một chiến lược kinh doanh hoạt động hiệu quả cần có đội ngũ nhân lực tận tâm và tài ba. Muốn vậy, Công ty cần phải tạo điều kiện để người lao động học hỏi và phát triển các kỹ năng cần thiết. Ngoài những khóa đào tạo mà một Công ty cần phải trang bị cho người lao động, việc tạo ra môi trường học tập, xây dựng văn hóa học tập suốt đời là điều cần thiết phải làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Martyn Sloman (1998). A Handbook for Training Strategy. Gower.
2. C Gray (2002). Workforce Education.  Gower.
3. Đỗ Huy Thịnh (2000). Học tập suốt đời. Đại học Nông Lâm.


Công ty Nhiệt điện Thủ Đức