EN

Tìm kiếm thông tin

Tìm theo chuyên mục
Tìm theo ngày

Trong Văn hóa doanh nghiệp Công ty Nhiệt điện Thủ Đức thì việc đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty là một yêu cầu quan trọng và được thực hiện liên tục. Trong nhiều phương pháp đào tạo đã áp dụng, Công ty chú trọng việc ứng dụng phương pháp dùng Multimedia như Video, mô phỏng… trong việc đào tạo cho người lao động và đã đạt được các kết quả khả quan. Bài viết này giới thiệu các vấn đề cơ bản về việc ứng dụng Multimedia trong việc huấn luyện, đào tạo cho người lao động của Công ty Nhiệt điện Thủ Đức.

Trong Văn hóa doanh nghiệp Công ty Nhiệt điện Thủ Đức thì việc đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty là một yêu cầu quan trọng và được thực hiện liên tục. Trong nhiều phương pháp đào tạo đã áp dụng, Công tychú trọng việc ứng dụng phương pháp dùng Multimedia như Video, mô phỏng… trong việc đào tạo cho người lao động và đã đạt được các kết quả khả quan. Bài viết này giới thiệu các vấn đề cơ bản về việc ứng dụng Multimedia trong việc huấn luyện, đào tạo cho người lao động của Công ty Nhiệt điện Thủ Đức.

 

 

1. Tổng quan về Multimedia

Multimedia hay đa phương tiện, không phải là khái niệm mới trong dạy học. Khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã có Multimedia. 
Multimedia được phân loại như sau:
Multimedia truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phương tiện như: máy chiếu, băng cassette, phim điện ảnh, video .v.v. để nâng cao hiệu quả dạy học. 
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, multimedia đã có một ý nghĩa mới trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính đem lại. Với khả năng tương tác, multimedia trên cơ sở máy tính có thể thực hiện các công việc rất khó khăn mà multimedia truyền thống rất khó hay hầu như không thực hiện được. 
Thuật ngữ “multimedia” ngày nay đã trở nên phổ biến với mọi người trong lĩnh vực đào tạo. Ta thường hiểu thuật ngữ này là multimedia trên cơ sở máy tính nhưng thực tế dạy học ở Việt nam tồn tại cả hai loại multimedia này. 
Multimedia không chỉ là sự phối hợp một cách có tính toán những phương tiện truyền thông khác nhau trong dạy học (như âm thanh, đồ hoạ, phim ảnh, video ...). Multimedia cũng không chỉ là cung cấp các loại phương tiện tương tự trên nhờ công cụ máy tính để có thể cá nhân hoá việc sử dụng và học tập. Thực chất, multimedia là sự kết hợp nhiều mức độ học tập khác nhau vào một công cụ dạy học, cho phép đa dạng hoá việc trình bày, thể hiện chương trình, nội dung đào tạo. 
Tương tác trong chương trình multimedia biến đổi chứ không theo một trật tự cố định. Nội dung trình bày và thứ tự xuất hiện trên màn hình phụ thuộc vào hoạt động của người sử dụng. Thiết bị tương tác cơ bản của multimedia là máy vi tính hay mạng máy tính. Siêu phương tiện (hypermedia) cũng là một khái niệm liên quan mật thiết đến nội dung multimedia cần quan tâm. Đó là những đơn vị thông tin được liên kết (link) với nhau mà người dùng có thể duyệt và khảo sát được, điển hình của hypermedia là mạng toàn cầu Internet.
Sau đây là một số định nghĩa do các chuyên gia nêu ra: 
Theo Fenrich: “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ hoạ và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ một máy tính có cấu hình thích hợp”.
Theo Philip: “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính”. 
Multimedia với máy tính cho phép người sử dụng có thể trình bày các kiến thức  theo ý mình một cách hiệu quả nhất để đạt đến mục đích của việc dạy và học.

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc xây dựng phần mềm multimedia dạy học nên có thể định nghĩa multimedia như là: sự tích hợp nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.) trong một thể cộng sinh và cùng tác động, mang lại cho người dùng nhiều lợi ích đặc biệt mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được. 

2. Chức năng của Multimedia: 

Không chỉ là một công cụ trình diễn hiệu quả, cho phép sử dụng theo ý thích riêng, Multimedia có những lợi thế độc nhất vô nhị mà multimedia truyền thống không có được. Chức năng chính của nó là:
Cung cấp cho người học những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả các thành phần như hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá nhân, người học có thể tự trải nghiệm về đối tượng. Điều này không thể có được nếu như các phương tiện này được thể hiện tuần tự theo một trật tự cố định, một nhịp độ cố định mà chưa hẳn đã phù hợp với người học. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người học có được những kinh nghiệm cụ thể về tư duy, về hành vi, về ứng xử. 
Multimedia có thể góp phần gia tăng cơ hội học tập với chi phí thấp do giá máy tính ngày càng rẻ, và với một máy tính có thể học rất nhiều môn học, lĩnh vực học, tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội học tập có giá trị. Tất nhiên, để hoàn tất việc học với multimedia, người học phải có đủ kỹ năng và ý chí. 
Chất lượng giáo dục không nhất thiết bị chi phối bởi công nghệ mà trước hết bởi nhu cầu (needs) của người học. Khi tìm đến với multimedia, người học đã có một nhu cầu học tập cụ thể, rõ rệt, đó là một thuận lợi cơ bản. Thuận lợi ấy sẽ được nhân lên do có thể học một cách linh hoạt cả về không gian, thời gian, theo nhịp độ và phong cách riêng, cá tính riêng. Nếu được thiết kế tốt, multimedia có thể tạo nên môi trường học tập vui vẻ và thân thiện mà không bị cản trở bởi tâm trạng lo sợ thất bại. 
3. Ưu điểm của Multimedia: 
Multimedia có rất nhiều ưu điểm trong đào tạo. Cũng có thể nói, qua dạy học và giáo dục mà Multimedia thể hiện được sức mạnh của nó: 
Trước hết, sức mạnh sư phạm của Multimedia thể hiện ở chỗ nó huy động tất cả khả năng xử lý thông tin của con người. Tất cả các cơ quan cảm giác của con người (mắt, tai .v.v.) cùng với bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng vô cùng to lớn để biến những dữ liệu vô nghĩa thành thông tin. “Trăm nghe không bằng một thấy”, nhưng nếu cái thấy là thực thể vận động thì ý nghĩa còn lớn hơn rất nhiều. 
Multimedia cũng cho khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn so với chỉ dùng các giáo trình in kèm theo hình ảnh thông thường. Ví dụ, một đoạn phần mềm mô tả nguyên lý hoạt động của một máy phát điện sẽ có hiệu qủa hơn rất nhiều khi có thể thể hiện trình tự tạo ra dòng điện..
Về mặt tâm lý, môi trường Multimedia cũng có những thuận lợi riêng. Có thể kể ra được một số ví dụ: người học không bị mặc cảm có lỗi, xấu hổ khi không làm đuợc bài, không hiểu bài phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, làm bài sai. Nếu được tổ chức tốt, multimedia cho phép người học truy cập, tham khảo nhanh chóng, tức thời đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà không một giáo viên nào có được. 
Đối với người học, có ba ưu điểm chính sau : 
Cho phép làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển cách học của bản thân. 
Học với một người thầy vô cùng kiên nhẫn.
Theo sát với việc học và thường xuyên nhận được phản hồi, đánh giá 
Riêng đối với người huấn luyện, Multimedia cung cấp những lợi ích sau : 
Cho phép làm việc một cách sáng tạo.
Tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề.
Tìm được giải pháp thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả.

Tăng cường thời gian giao tiếp, thảo luận với học sinh 

4. Nhược điểm của Multimedia 

Trước hết, Multimedia đòi hỏi người học phải có máy tính với cấu hình thích hợp. Máy tính dùng cho Multimedia phải có phần cứng và phần mềm đủ để xử lý âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, video (tất cả đều là những loại thông tin có kích thước file lớn) cùng lúc. Nếu máy tính có cấu hình quá thấp, bài học sẽ thường xuyên bị ngắt quãng, mô phỏng không liền lạc, hoặc thậm chí không thực hiện được. Cũng chính vì điều này mà người thiết kế phần mềm multimedia phải dự liệu trước (về những thành phần nào cần và kiểu của chúng) để cho kích thước các file dữ liệu và kích thước chung của cả phần mềm càng nhỏ càng tốt. 
Kế đến, việc xây dựng một phần mềm Multimedia thường tốn khá nhiều thời gian và công sức, cũng như đòi hỏi phải có những trang thiết bị tối thiểu. Nên giá thành khá lớn. Nếu qui mô phần mềm càng lớn thời gian bị kéo dài càng nhiều thì giá thành càng cao. 
Multimedia cũng đòi hỏi người học phải có những khả năng và hiểu biết tối thiểu về máy tính và cả chuyên môn. Bởi vậy, việc huấn luyện giáo viên, những người không thuộc chuyên ngành máy tính cũng phức tạp, và nếu làm không tốt cũng dễ gây ra những lãng phí lớn. 
Trong môi trường Multimedia, người học không có cảm giác được lắng nghe, được chia sẻ và được khuyến khích một cách sống động như trong môi trường học tập trên lớp. Để giải quyết tốt vấn đề này, cần xây dựng multimedia dựa trên những cơ sở về tâm lý học nhận thức, lý thuyết học tập. Đây là cũng là một trong những trở ngại khó giải quyết nhất khi xây dựng Multimedia. 
4. Kết luận
Multimedia có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo người lao động tại Công ty Nhiệt điện Thủ Đức. Việc ứng dụng Multimedia trong đào tạo công nhân vận hành, sửa chữa đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo hứng thú cho người lao động được huấn luyện.
Công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống Multimedia để phục vụ tốt cho mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Brett, P., A Study of the Effects of Combinations of Media on a Recall Task, IATEFL, 2001.
[2] Gates, B., Con Đường Phía Trước, Viking, 1997.
[3] Harmer, J. English Teaching Methodology, OUP, 1998.
[4] Nguyễn Thế Hùng Multimedia và Ứng dụng, NXB Thống Kê, 2002.

Công ty Nhiệt điện Thủ Đức