EN

Tìm kiếm thông tin

Tìm theo chuyên mục
Tìm theo ngày

Quy tắc ứng xử của EVNTPC THU DUC là kim chỉ nam cho việc ứng xử trong các hoạt động hàng ngày của tất cả thành viên trong Công ty, phản ánh tiêu chuẩn xử sự đúng đắn và các giá trị của Công ty. Điều quan trọng nhất là mọi thành viên của Công ty đều có trách nhiệm tự giác tuân thủ các điều khoản trong quy tắc ứng xử này, cam kết thúc đẩy các chuẩn mực đạo đức của Công ty lên mức cao nhất.

Quy tắc ứng xử của EVNTPC THU DUC là kim chỉ nam cho việc ứng xử trong các hoạt động hàng ngày của tất cả thành viên trong Công ty, phản ánh tiêu chuẩn xử sự đúng đắn và các giá trị của Công ty. Điều quan trọng nhất là mọi thành viên của Công ty đều có trách nhiệm tự giác tuân thủ các điều khoản trong quy tắc ứng xử này, cam kết thúc đẩy các chuẩn mực đạo đức của Công ty lên mức cao nhất.

Trong Văn hóa doanh nghiệp, Công ty luôn nhấn mạnh Quản lý là nghệ thuật để đạt được mục tiêu quản lý và thuyết trình là một phương pháp giúp cho việc đạt được mục tiêu quản lý thông qua người khác một cách nhanh chóng và đầy hiệu quả. 

 
Tập huấn kỹ năng thuyết trình cho cán bộ quản lý

Hiện nay kỹ năng thuyết trình (Presentation Skills) kém cũng là một trở ngại không nhỏ cho không ít các nhà quản lý nhất là các nhà quản lý cấp cơ sở. Nhiều nhà quản lý không thể trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình với người đối diện, đặc biệt trước đám đông là nhân viên dưới quyền. 

Thuyết trình (Presentations) là cách truyền đạt các ý tưởng (ideas) và các thông tin (information) đến một nhóm người (group). Khác với một báo cáo (report), một bài thuyết trình thể hiện rõ nét tính cách của người thuyết trình và cho phép sự tương tác (interaction) trực tiếp giữa những người tham gia buổi thuyết trình. Theo các tài liệu nghiên cứu của đại học Oxford- Anh quốc thì một người thuyết trình giỏi cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
Công tác chuẩn bị: Bài thuyết trình có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác chuẩn bị, cần quan tâm đến các vấn đề sau:
o Xác định thành phần cử tọa (audience) là ai?
o Xác định mục tiêu bài thuyết trình.
o Lập kế hoạch (plan) cho bài thuyết trình.
o Lên kế hoạch sử dụng các phương tiện hỗ trợ.
o Tính toán thời gian thuyết trình.
Thiết lập cấu trúc bài thuyết trình. Phần cấu trúc bài thuyết trình nên được trình bày thành 3 phần: mở đầu, thân bài và kết luận (beginning, middle, end). Giữa các phần này nên có sự kết dính nhất định với nhau.
Cần quan tâm đến cử tọa (audience), tránh việc người thuyết trình nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến cử tọa, hay có thái độ coi thường cử tọa.
Cần phát biểu mục đích (objectives) của buổi thuyết trình một cách rõ ràng.
Khi thuyết trình, người thuyết trình phải phát âm (articulate) rõ ràng, giữ tốc độ nói vừa phải (right speed), không nhanh quá hay chậm quá. Ngôn ngữ sử dụng phải thích hợp (appropriate language) với hoàn cảnh và với cử tọa, tránh dùng những từ ngữ, thuật ngữ cao siêu mà phần lớn cử tọa không hiểu cũng như không nên dùng dùng những từ quá bình dân cho một cử tọa là tầng lớp trí thức.
Ngôn ngữ cơ thể (body language) là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Việc sử dụng hợp lý các ngôn ngữ cơ thể như giao tiếp bằng mắt (eye contact), diễn tả bằng nét mặt (facial expression), tay (hands), chuyển động của cở thể (movement), dáng đứng (posture)…sẽ giúp cho việc truyền đạt (expression) nội dung thuyết trình của người thuyết trình trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn. 
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn cho nên việc giao tiếp bằng mắt (eye contact) là cực kỳ quan trọng. Khi thuyết trình, người thuyết trình phải nhìn thẳng về phía cửa tọa với một ánh mắt tự tin, đầy thiện cảm, tránh việc vừa thuyết trình vừa nhìn ra ngoài đâu đó điều này sẽ làm cho cử tọa cảm thấy không được tôn trọng và tất nhiên họ sẽ không quan tâm đến bài thuyết trình nữa.
Trang phục phản ánh văn hoá và tính cách của người thuyết trình. Cần quan tâm đúng mức đến cách ăn mặc vì nó sẽ làm tăng khả năng thành công trong giao tiếp.
Các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ (visual aids) như máy chiếu (projector), laptop… hiện nay là không thể thiếu trong các bài thuyết trình hiện đại, nó làm tăng hiệu quả của bài thuyết trình lên rất nhiều khi chúng ta sử dụng đúng cách. Tuy nhiên khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ như laptop, máy chiếu…người thuyết trình cần phải quan tâm các vấn đề sau:
o Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành thuyết trình: kiểm tra xem nguồn cấp điện có phù hợp không, máy chiếu và laptop có tương thích không (compatible), bạn có biết cách chỉnh máy chiếu không, hình ảnh có rõ nét không….tốt nhất là nên tiến hành thử máy chiếu trước khi thuyết trình để có các hiệu chỉnh cần thiết.
o Các phương tiện hỗ trợ phải thực sự hỗ trợ (support) cho nội dung thuyết trình, phải truyền tải được các thông điệp (messages) cần thuyết trình, tránh việc dùng các phương tiện hỗ trợ này để phô trương vì nó sẽ làm phản tác dụng.
o Cần quan tâm đến một số kiến thức tối thiểu về việc sử dụng phương tiện trình chiếu điện tử như cách dùng kiểu chữ, font chữ, màu nền, màu chữ, số hàng tối đa trong một slide…Không nên thiết kế phần trình chiếu quá lòe loẹt, nhiều hiệu ứng hình ảnh, âm thanh…vì nó sẽ làm cho cử tọa chú trọng vào phần hình thức mà quyên đi sự quan tâm dành cho phần nội dung chính yếu của bài thuyết trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Effective Presentations- Oxford University
2. Communication skills
3. Các tài liệu từ internet

Công ty  Nhiệt điện Thủ Đức